Bài Mới Đăng
Loading...
  • Tài Liệu Hay
  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Văn
  • Anh Văn
  • Đề Thi Thử

Tài Liệu luyện thi

TaiLieuLuyenThi.Net

Đề Thi Thử Đại Học

Tai Lieu On Thi

Toan Ly Hoa Sinh Su Dia Van Anh

Tài Liệu

Kinh Nghiệm học thi

Tài Liệu Vừa Đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh Nghiệm Học - Thi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kinh Nghiệm Học - Thi. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013
Động Từ Bất Quy Tắc Phân Theo Nhóm - Dễ Thuộc

Động Từ Bất Quy Tắc Phân Theo Nhóm - Dễ Thuộc

Động Từ Bất Quy Tắc Theo Nhóm - Dễ Thuộc

 

Động từ bất qui tắc phân theo nhóm
Bảng động từ bất qui tắc giúp tra cứu nhanh. 
Bảng động từ bất qui tắc phân theo nhóm giúp các bạn học tiếng anh học dễ hơn, mau thuộc hơn.
Chúc các bạn học giỏi !


 Tải về : Động từ bất qui tắc phân theo nhóm


Động từ bất qui tắt phân theo nhóm, động từ bất quy tắc đầy đủ
bảng động từ bất quy tắc

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013
no image

Phương pháp học mới quan trọng nhất ( Phần 2)

Phương pháp học mới quan trọng nhất ( Phần 2) 

Phần 1: [Phương pháp học 12] Phần 1. Tại sao lại cứ phải đi học thêm quá nhiều! Học thêm ít thôi

Tiếp tục phần 2 nhé ;)

 2. CÁC BẠN SẼ BỊ CỰC CỰC LOÃNG TƯ TƯỞNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHI HỌC NHIỀU THẦY...  
Thường 2 thầy dạy cùng 1 bộ môn thì sẽ có giáo trình tương đối khác nhau về thứ tự tiếp thu kiến thức ( có thầy bắt HS ôn tập toàn bộ kiến thức lớp dưới, rồi mới học CT 12; nhưng thầy khác thì vừa học vừa ôn lại chẳng hạn...), phương pháp giảng dạy ( thầy thì dạy kỹ, thầy thì dạy lướt sóng; thầy chữa theo dạng bài, dạy lý thuyết trước, thầy khác lại thích làm ngược lại; hay đặc biệt có thầy lại thích dạy về phương pháp làm bài và các chiến thuật để HS có cái gốc mà vươn nhanh- ví dụ  mình là 1 điển hình :) ); hay 1 số từ ngữ chuyên môn trong giảng dạy...

=> Nếu học thêm >= 2 chỗ các bạn dễ bị “ hoảng” lắm đó :D. Mỗi thầy 1 kiểu, biết theo ai, nghe giảng mà loạn hết cả lên ;)
Có câu  “Mọi con đường đều dẫn đến thành Rome”: Các thầy đều đúng và tựu chung thì cũng đều mang đến cái đích là cách làm bài cho HS. Nhưng các bạn muốn đi đường ngắn, đi nhanh, không phải đi trùng lặp, không phải mất nhiều thời gian, muốn học đâu hiểu đó, không cần phải phân vân; hay ngược lại ??? ;)

=> Con đường tới sự thành công ngắn nhất và phù hợp nhất trong việc học tập có lẽ ra con đường do CHÍNH CÁC BẠN TÌM RA DƯỚI SỰ CHỈ DẪN CỦA 1 NGƯỜI THẦY BẠN THÍCH!!!

3.CUỐI CÙNG,  CÁC BẠN CÓ THÍCH TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA VIỆC “ XÉ VÉ, THU TIỀN” KHÔNG???

Mấy khóa học ngắn hạn kiểu như: đảm bảo tăng 1 đến 2 điểm trong 1,2 tuần hay 1 tháng ( đè HS lấy tận 6 triệu cho vài buổi học) ; hay lấy lại kiến thức gốc trong 1 tháng; hay luyện thi siêu tốc... ----> Theo quan điểm của mình chỉ là “chụp giật”. 1 thời gian ngắn bị nhồi sọ như thế thì làm sao thu được hiệu quả gì đáng kể, đã học là phải học từ đầu, học có ngọn ngành, học lâu dài, học có phương pháp cụ thể ... !!!! ( Mấy vụ lừa lọc ngắn hạn này chắc các bạn HS thừa hiểu và cũng thừa thấy rõ, vậy hãy tránh ...!!)

***Thêm nữa là các bạn có thích bị nhét vào 1 cái “chuồng học” không ????

Các bạn có biết mấy vụ kiểu như: lớp học 200 m2 mà có cả 1000 HS ngồi trong đó, hay HS ngồi cả ngoài hành lang để học, cả lớp mấy trăm người được dạy học thuộc lòng văn ê a, hay 1 lớp dạy liên tục tận 5 tiếng k giải lao từ 7h-12h, 1 lớp học quảng cáo là chất lượng, uy tín, có giáo sư này, thủ khoa nọ- nhưng thực chất chỉ là 1 cậu SV bình thương lên chém gió.... ???? ( Lên google gõ chút là các bạn hiểu hết về mấy vụ lừa đảo này ở HN)


Hỏi thoáng qua thì m.ng ai cũng biết là các lò ở HN 1 lớp TB tối thiểu thì cũng 40 HS. Thầy dạy trên, kệ trò dưới! Mà kể cũng khó cơ :D , HS đông như thế thì thầy làm sao có thể giải đáp hết thắc mắc cho HS, chứ đừng nói đến việc tư vấn học tập, hay động viên, giám sát tiến bộ :D :D... Quá xa với nhé ;)

Nhân thể mình cũng nói luôn, bên ĐỘT PHÁ mình lớp học quy mô cực nhỏ- k quá 15HS, học phí bằng phân nửa mấy chỗ kia-60k/1b. Chớ có trách mình quảng cáo vì các bạn học ở mấy chỗ lừa đảo khác thì mất gấp thế vài lần!!

- Và 1 lời tâm sự cuối cùng,  Các bạn có muốn bị lừa bởi 1 thằng SV chém gió ???

Mình xin phép được giấu tên 1 trung tâm khá có tiếng ở HN, trung tâm này từng lên báo về việc thuê mấy đứa SV chẳng có cái kiến thức gì xuất sắc chuẩn bị ít tài liệu giảng bài ở nhà, sau đó lên lớp “ chém” gió lại cho HS nghe gà vịt. HS hỏi vặn vài câu khó là ngậm tịt ngay đó các bạn ạ... ;) ( Cái chỗ này cũng gần Học viện ngoại giao lắm :D :D )

Còn rất nhiều lý do khác nữa... Mình xin tạm kể ra vài cái tâm sự cùng các bạn.


VỚI NHỮNG LÝ DO TRÊN, MÌNH CHỈ MONG CÁC BẠN CÂN NHẮC THẬT KỸ KHI ĐĂNG KÝ HỌC THÊM  NHIỀU CHỖ NHÉ ;)
no image

[Phương pháp học 12] Phần 1. Tại sao lại cứ phải đi học thêm quá nhiều! Học thêm ít thôi

[Phương pháp học 12] Phần 1. Tại sao lại cứ phải đi học thêm quá nhiều! Học thêm ít thôi


Bài viết này xin chia sẻ cho các bạn HS THPT...

Để ý các bạn HS ở HN, mình quá giật mình và cảm thấy rất sợ hãi trước cảnh đi học thêm của các bạn. 1 tuần 7 ngày, và có những bạn hầu như cả 7 ngày đều sáng bận học thêm ở trường, chiều bận học thêm chỗ thầy nọ, tối bận học thêm chỗ cô kia. LIỆU CÁC BẠN ĐI HỌC THÊM SUỐT NHƯ THẾ CÓ GIÚP BẠN TIẾN BỘ???

1 số lý do mình xin đưa ra để  KHẲNG ĐỊNH VỚI CÁC BẠN LÀ CÁC BẠN NÊN THẲNG THỪNG BỎ HỌC THÊM BỚT NGAY ĐI!!! HỌC 1, ĐẾN 2 CHỖ LÀ QUÁ ĐỦ ĐỂ CÁC BẠN THÀNH BẤT KỲ NGÔI SAO NÀO MÀ CÁC BẠN MUỐN RỒI! :D :D :D

( 1 thống kê cho biết là > 80% những HS đi học thêm thì kết quả học tập cũng chẳng thực sự có 1 sự tiến bộ nào đáng kể). Nào cùng bắt đầu với 1 số LỜI KHUYÊN CHÂN THÀNH VỚI VIỆC ĐI HỌC THÊM CỦA MÌNH

1.  CÁI ĐẦU CŨNG GIỐNG NHƯ CÁI MÁY, LÀM VIỆC NHIỀU NÓNG QUÁ THÌ CŨNG CẦN TẮT NÓ ĐI!! 
-      Đừng mãi kêu ca sao mình học hành hay mất tập trung, hay muốn nghe nhạc hay check fb khi đang ngồi học ... Thực ra sau 1 thời gian bạn học liên tục, thì cái đầu nó thèm nghỉ ngơi thư thái lắm!! Hãy để cho nó nghỉ ngơi ăn chơi thoải mái, đừng gò ép quá sẽ không nhớ thêm được gì!! Học 25p, nghỉ 5 phút; 25p nghỉ 5p... cứ thế đến khi được 2 tiếng thì nghỉ ngơi 15-20p vào  ( nghe nhạc, ăn uống nhẹ, chat chit đều ok cả...) ^_^ ^_^

P/S: có 84% HS kêu ca rằng mình không thể tập trung trong học tập. Vấn đề k phải vậy nhé ;) Hồi lớp 12 mình cũng may mắn vận dùng khéo cái này mà có thể học cả ngày mà k biết mệt mỏi, nhàm chán là gì! :)

Tham khảo cái hình mô phỏng cách phân bổ thời gian học bài tối ưu nè: 

=> từ cái hình này cũng thấy rõ là các “ lò” ôn thi hiện dạy HS k hề khoa học!!! Nhiều chỗ nhồi sọ 1 buổi học tận 3 tiếng thì đúng là “nước đổ đầu vịt” rồi!!!
- Khi học thêm quá nhiều như thế, cái đầu của các bạn không được nghỉ ngơi thì làm sao có năng lượng để tiếp thu những kiến thức mới? Kiểu như chiều học thêm, rồi tối lại học liền tù tỳ luôn cũng như vậy - kiến thức vừa học xong chưa kịp ngấm thì lại phải “nhồi sọ” thêm 1 đống nữa rồi...  :( :(

Các bạn tham khảo hình vẽ mô tả thời gian ôn bài tối ưu để có thể áp dụng trong việc nhớ bài tốt này: ( cái hình này trong cuốn sách nổi tiếng “ Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo)

[Phương pháp học 12] Phần 1. Tại sao lại cứ phải đi học thêm quá nhiều! Học thêm ít thôi

Ngày xưa mình không đi học thêm ở bất kỳ đâu, thậm chí còn chốn học ở trường cơ ( có 1 thầy dạy Lý hay nói đểu mình vì tội kg đi học, k nghe giảng... Mình tự “cày” ở nhà, và thi cử cả khối A, B đều đỗ đạt cả). Ở "LỚP HỌC ĐỘT PHÁ" của mình cũng vậy, HS học phải được nghỉ ngơi giữa ca học, phải được trang bị phương pháp nhớ bài hiệu quả ngay từ bài đầu tiên nhé ;)


- Các bạn có thấy các bạn thi ĐH điểm cao mà đi học thêm nhiều bao giờ không? Chắc hẳn sẽ có người bảo là họ thông minh, họ tư chất này khác nên k cần đi học; nhưng thực tế thì các bạn HS nên nhớ 2 điểm sau:
+ Thứ nhất, cái đầu ai cũng như nhau cả, thông minh + có khả năng làm bài hay không đều do rèn dũa + có phương pháp cả. Mình từ bé đến h chưa ai bảo là thông minh bao giờ, biệt hiệu toàn là “ tồ” hay “ ngố” :)... Nhưng đi thi điểm vẫn từ 27 đổ lên cả 2 khối A, B ( nói thêm là mình mất gốc Hóa và Toán đầu năm lớp 12 nhé! :) Thi ĐH hóa khối A 9,5 và khối B 9,75; Toán thì 2 con 9. Mình biết là thua kém rất nh ng, nhưng mình cũng đáng để tự hào chứ nhỉ ?? ). Hồi đó, chỉ cần nhờ 1 quyết tâm thật mãnh liệt + có những phương pháp, thủ thuật học tập hiệu quả và sáng tạo là mình đã có thể thoát khỏi cái cảnh “ mất gốc” rồi.

Nghiên cứu khả năng học tập của con ng, KH đã kđ: Con người IQ không chênh lệch nhau nhiều + IQ là chỉ số luôn thay đổi và cải thiện cực cực cực nhanh nếu HS có rèn luyện + IQ cao đâu có nghĩa là học sẽ giỏi, điểm thi sẽ cao đâu :D :D...
*** P/S nhỏ: các bạn có thể đọc mấy cuốn về não bộ của tiến sỹ Tony Buzan để hiểu rõ hơn nhé! " Bản chất của trí thông minh CHỈ LÀ NHỮNG LIÊN KẾT VỀ THẦN KINH THÔNG QUA RÈN LUYỆN MÀ HÌNH THÀNH " :D.

+ Thứ nhì, đơn giản là các bạn Á khoa, thủ khoa họ thêm ít nên có thời gian ôn tập, rèn luyện thôi ;)
 Hơn 20 HS ở LỚP HỌC ĐỘT PHÁ cũng vậy, HS luôn "bị" mình khuyến khích bỏ bớt học thêm đi mà ở nhà tự học. Mình sẵn sàng giới thiệu, biếu tặng cho các bạn ý cả đống tài liệu, bí kíp, phương pháp, mẹo, thủ thuật để TỰ TIN, TỰ HỌC MÀ THÀNH TÀI :D :D. Chớ trách mình quảng cáo, chỉ vì mình hơi búc xúc với các chỗ học thêm chỉ dạy như cướp tiền :D.
-  Thêm nữa, Học “ít” mà “chất” còn hơn nhiều học “ nhiều” mà “loãng”!!!

P/S nhỏ cho HS nè : Bí mật của việc học là thêm cái bạn chưa biết vào những cái bạn đã biết! Thật luôn, việc học không phải là để ngày càng nhiều thông tin hơn, mà là làm cho ngày càng ít thắc mắc đi. Khi đã nắm được ý nghĩa của câu nói này, bạn sẽ thấy việc học không còn là 1 cực hình hay tra tấn nữa, mà trở thành 1 hành trình bổ sung, khám phá, mở mang thêm từng chút kiến thức 1 cách cực cực thú vị :D....  

Hồi lớp 12 mình ôn thi, làm xong phần nào, bài nào, đề nào là mình lưu trữ khá cẩn thận. Đến lúc thi chỉ cần bỏ ra xem 1 lượt là đã nhớ lại hết. Khỏi cần học nh, chỉ học thêm những cái nào thấy mới lạ và hay ho thui !!!

Kiến thức của bạn giống như 1 Sơ đồ tư duy ngày càng mở rộng. Khi có 1 thông tin mới, bạn cần liên kết, bổ sung và những cái đã có, chứ không nên nhét đại vào bộ nhớ. Mấy bạn HS chỗ mình khá sướng là không có phải bị bắt buộc ghi bài máy móc bao giờ, chỉ ghi kiến thức nào thấy mở rộng, hay ho, bổ ích hơn so với SGK là đủ rồi. 

Tặng các bạn cái hình này mô tả qua về các cách hình thành trí nhớ, có thể tham khảo thêm cuốn "Sử dụng trí nhớ của bạn" - tony buzan cho rõ thêm nhé. NHỚ ĐỪNG CÓ MONG LÀ ĐI HỌC THÊM NHIỀU MÀ NHỚ BÀI TỐT HƠN !!

Phương pháp học 12 , không nên học thêm quá nhiều

- Thông tin không phải nạp 1 lần vào trí nhớ là xong, mà được lặp lại đến khi thông tin đó được cảm nhận, suy lí, "ngấm" vào người họ
Học --> Quên --> Học lại (  bổ sung ) --> Quên --> Học lại....
 ( Quên là quá trình tất yếu để nhớ tốt hơn nhá! Không phải học thuộc lòng vẹt là yếu tố để nhớ tốt hơn :D :D hị hị )
Hết phần 1 rồi, các bạn ghé thăm đọc phần 2 ở đây nhé:Phương pháp học mới quan trọng nhất ( Phần 2)  

( Phạm vi bài viết này chỉ nằm trong những gì mình đã áp dụng, đã học, đã trải qua và đã đạt được những thành tích như đến hiện tại. Các bạn hãy liên tục mở mang, học hỏi thêm những phương pháp của những người càng PRO khác để càng PRO hơn nữa càng tốt nhé!!)

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013
no image

Cách học thuộc môn sử một cách nhanh nhất và tốt nhất



cach hoc mon su, hoc thuoc mon su nhanh nhat, hoc mon su
Cách học môn sử

Phải thổi hồn vào những con số

Với lịch sử không nên học thuộc từng câu, từng chữ, từng từ vì như thế là không cần thiết, tuy nhiên, phải nhớ mốc lịch sử đó là ngày, năm tháng. Người học sinh phải hiểu sự kiện ấy có ý nghĩa như thế nào và thổi hồn vào những con số, ngày tháng ấy chứ không phải trình bày khô khan, vô nghĩa. Và các em cũng sẽ khó đạt được điểm cao nếu chỉ đưa ra con số, số liệu mà không có phân tích, chứng minh.

Học Sử các em nên chia từng thời kỳ ra học và trong từng thời kỳ phải định ra những sự kiện chứ không nên học thuộc máy móc theo sách giáo khoa. Tuy các tri thức được cung cấp đầy đủ trong SGK nhưng người học phải sắp xếp các kiến thức ấy vào đúng nội dung, yêu cầu câu hỏi đưa ra.

Ví dụ: Giai đoạn lịch sử từ 1919 - 1945, có 2 thời kỳ trước khi có Đảng lãnh đạo và sau khi có Đảng lãnh đạo thì mỗi quá trình diễn ra như thế nào, và 1945 trở đi có sự kiện gì... Học sinh phải hiểu được nguyên nhân, tiến trình, đường lối, sự phát triển của sự kiện.

Đừng học vẹt

Đừng coi Sử là môn phụ. Sử phải học thường xuyên để ngấm sâu vào nhận thức của từng người. Phải chọn vấn đề để học, phải hiểu vấn đề để nắm vững then chốt của vấn đề và vận dụng linh hoạt trong bài làm vì đề thi trong những năm gần đây đều thiên về dạng bài có phân tích và tổng hợp. Trong qúa trình làm bài không nên sa đà vào sự kiện mà phải nêu bật được tính khái quát của vấn đề. Do vậy, yêu cầu học sinh phải nắm đại thể và biết khái quát vấn đề, quan trọng nhất là nắm chắc câu hỏi.

Hiện nay học sinh yếu nhất là nắm vấn đề và cách trình bày. Do vậy phải nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa nhưng đặc biệt không nên học thuộc. Học theo vấn đề hiểu vấn đề.

Vậy, làm thế nào để bài thi môn Sư đạt kết quả tốt?

Có 3 cách:

Trích:
- Thứ nhất: Đi thẳng vào vấn đề mà câu hỏi đưa ra.

- Thứ hai: Với học sinh khá hơn thì làm bài có tuần tự, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề bởi đó là lôzíc vấn đề của lịch sử mà chúng ta không thể bỏ qua. Thí sinh làm bài với kiểu này thường có điểm cao hơn.

-- Thứ ba: Đối với một số câu hỏi yêu cầu học sinh phải có nhận thức một cách chính xác. Với loại câu hỏi này, không nên trả lời loanh quanh, nếu trả lời loanh quanh. Ví như, câu hỏi của đề thi học sinh giỏi vừa qua: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam chuyển hoàn toàn từ tự phát sang tự giác? Câu hỏi này chỉ đòi hỏi học sinh trả lời sự kiện ra đời của đảng 1930, đánh dấu quá trình chuyển từ tự phát sang tự giác của công nhân Việt Nam. Học sinh không nhận thức được điều đó thì trả lời loanh quanh là suốt từ quá trình công nhân Việt Nam ra đời, thậm chí còn phát triển sai là phong trào công nhân Ba Son như vậy điểm rất thấp.


Về đề thi, cần lưu ý: Những người ra đề thường theo nguyên tắc chung của Bộ ra đề phải nằm trong chương trình THPT, không có đề nào nằm ngoài chương trình, thường chương trình lớp 12 chiếm 80 - 90% trong đề thi. Nhưng với lịch sử không nên học tủ vì câu hỏi thường hay lô -gíc với nhau.

Đối với lịch sử thế giới thường ra đề trong phạm vi từ năm 1945 trở lại đây. Học sinh cũng nên chú ý tới lịch sử thế giới vì dễ “ăn” điểm nhất vì không phải phân tích nhiều. Đặc biệt, sách giáo khoa lịch sử xuất bản năm 1991 học sinh nên chú ý học.


GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013
no image

Cách làm bài trắc nghiệm điểm cao


 
Hướng dẫn làm bài trắc nghiệm, làm trắc nghiệm điểm cao
Cách làm bài trắc nghiệm điểm cao
Trong 12 năm học phổ thông, các bạn đã trải qua rất nhiều các bài kiểm tra cũng như các kì thi. Vậy các bạn đã rút ra được những kinh nghiệm gì cho bản thân mình? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với các bạn một số mẹo nhỏ để giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới của mình.


1. Điều đầu tiên các bạn cần ghi nhớ đó là đừng cố gắng hoàn thành một câu hỏi trước khi chuyển sang một câu hỏi tiếp theo. Nếu bạn tập trung quá nhiều vào một câu hỏi mà bạn chưa hiểu (hay chưa thể trả lời được) tức là bạn đang tự gây ra cho mình ít nhất hai khó khăn sau:
- Mất thời gian: Bạn phải nhớ rằng, mỗi một câu hỏi chỉ được 1 điểm, vì vậy, nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi mà bạn không thể trả lời những câu hỏi sau đó thì bạn sẽ còn mất nhiều điểm hơn rất nhiều.
- Mất tinh thần: Bạn sẽ cảm thấy lo lắng và sự lo lắng này rất có thể sẽ làm bạn bị mất tập trung và do đó sẽ không thể đem lại cho bạn một kết quả cao được.
2. Thứ hai, bạn nên xem qua một lượt tất cả các câu hỏi và trả lời những câu hỏi mà bạn cảm thấy chắc chắn câu trả lời của mình là đúng. Việc này sẽ giúp các bạn thoải mái hơn và bản thân bạn cũng sẽ thấy tự tin hơn để tiếp tục làm những câu hỏi khác.
3. Xem lại toàn bộ bài kiểm tra một lần nữa để cố gắng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi khó. Bây giờ bạn đã cảm thấy tự tin hơn vào mình và sự tự tin này sẽ giúp bạn làm bài thi tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá tập trung vào một câu hỏi.
4. Khi đã xem toàn bộ bài kiểm tra hai lần, bạn hãy chú ý tìm xem có câu hỏi nào trong bài mà bạn đã trả lời có thể giúp bạn trả lời được những câu hỏi khó không? Mẹo này rất ít bạn sử dụng khi làm bài thi. Các bạn phải lưu ý rằng, trong bài kiểm tra đôi khi có những câu hỏi mà câu trả lời của nó lại nằm trong chính những câu hỏi sau đó. Chúng tôi vẫn phải nhắc lại là, bạn nên hoàn thành bài kiểm tra của mình (bỏ lại những câu hỏi khó, chưa trả lời được), sau đó dùng thời gian còn lại để tiếp tục với những câu hỏi khó đó.
5. Nếu như bạn đã chắc chắn về một câu trả lời nào đó, đừng quay trở lại để thay đổi nó. Thông thường (tất nhiên không phải luôn luôn) khi chúng ta đã chắc chắn về câu trả lời của mình, chúng ta thực sự không cần phải suy nghĩ nhiều về nó nữa. Xem lại câu trả lời chỉ làm cho bạn cảm thấy không chắc chắn và dễ làm bạn thay đổi ý kiến. Điều này rất hay xảy ra, vì vậy hãy hết sức chú ý nhé.
6. Chọn ngẫu nhiên. Nếu như thời gian làm bài đã gần hết mà bạn vẫn chưa thể tìm ra được đáp án, hãy chọn một đáp án bất kì theo sự suy đoán của bạn. Đừng bao giờ bỏ qua bất kì câu hỏi nào trong một bài thi trắc nghiệm vì nếu bạn trả lời, bạn có 25% cơ hội trả lời đúng, còn nếu không trả lời bạn chẳng có cơ hội đúng nào cả.
7. Loại bỏ những đáp án không thích hợp. Có rất nhiều những bài thi trong đó có một hay hai đáp án không thích hợp (chỉ đọc lên cũng đã thấy không thích hợp). Loại bỏ những đáp án đó đã giúp bạn có được nhiều hơn 25% cơ hội trả lời đúng câu hỏi đó (nếu bạn chọn ngẫu nhiên các đáp án còn lại theo suy đoán).
8. Hạn chế bản thân mình trong phạm vi kiến thức mà mình biết. Học sinh thường bị tắc khi cố gắng tìm ra đúng từ mà chúng chưa thể nhớ ra. Nếu không thể nhớ ra từ đó, hãy dùng một từ khác cũng có ý nghĩa tương tự.
9. Tìm những dấu hiệu về thời gian khi chia động từ. Điều quan trọng nhất để nhận biết là từ hay cụm từ chỉ thời gian – nó chỉ cho chúng ta biết khi nào một việc gì đó xảy ra và việc chia động từ cũng thường dựa trên cơ sở này. Điều này giúp bạn loại bỏ được những đáp án không phù hợp. Việc chia động từ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết thì cần chia của động từ đó nhờ cụm từ chỉ thời gian, chứ không phải chỉ nhìn vào động từ và ngẫm nghĩ từng đáp án.
10. Đừng gian lận. Bạn nên nhớ rằng, bạn thi không phải chỉ vì sự mong chờ của bố mẹ và thầy cô mà còn vì chính bản thân mình. Vì vậy; việc gian lận trong thi cử sẽ không giúp gì được cho quá trình học tập lâu dài của bạn. Hãy trung thực trong thi cử bạn nhé..
Điều cuối cùng chúng tôi muốn nhắc nhở các bạn trước khi bước vào phòng thi là: - Tự tin vào bản thân mình (kiến thức cũng như khả năng của bạn). - Không nên dự đoán xem đề thi khó hay dễ, các bạn nhớ rằng khó là khó chung và dễ là dễ chung cho tất cả các thí sinh. - Thư giãn và tập trung vào trả lời câu hỏi. Câu dễ làm trước, câu khó làm sau, đừng nản chí. - Tận dụng tối đa thời gian làm bài.
Chúc tất cả các bạn đạt kết quả cao trong kì thi của mình!

Global Education
Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI THI ĐH- CĐ MÔN NGỮ VĂN ĐẠT ĐIỂM CAO - Kinh nghiệm học Thi

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI THI ĐH- CĐ MÔN NGỮ VĂN ĐẠT ĐIỂM CAO - Kinh nghiệm học Thi

điểm cao, cách làm bài, môn văn, thi dh mon van, thi dh môn văn


1.Thời gian chờ đề
Giữ tâm thể thoải mái khi chờ đề, không cố gắng nhớ lại các nội dung mà nên thư giãn. Viết đầy đủ thông tin cần thiết trên giấy thi trong thời gian chờ đề.

2. Đọc đề
Đọc đề đề thi kỹ trọn vẹn cả câu, chuyển sang câu kế tiếp. Nhanh chóng lựa chọn câu hỏi mà mình nắm chắc nhất.

3. Xác định yêu cầu đề thi
a) Trước khi làm bài, các em cần đọc kĩ đề và xác định đầy đủ yêu cầu của đề thi về các phương diện như kiểu bài: xác định xem đề bài yêu cầu sử dụng kĩ năng nghị luận nào: trình bày, giải thích, chứng minh, bình giảng, phân tích, so sánh hay kiểu bài tổng hợp đòi hỏi kết hợp nhiều kĩ năng nghị luận);
Đối tượng và nội dung nghị luận: Đề bài yêu cầu giải quyết vấn đề gì?;
Phạm vi kiến thức và dẫn chứng: Để giải quyết vấn đề đó, cần huy động và sử dụng những kiến thức và dẫn chứng nào cho phù hợp và có sức thuyết phục cao nhất);
Đồng thời, các em xác định nội dung và hình thức trình bày bài viết. Điều này sẽ giúp bài văn không bị lạc đề, xa đề.

b) Đọc lại đề thi, gạch chân dưới những từ khóa, tìm ra yêu cầu của đề thi, vấn đề cần nghị luận. Vạch nhanh các ý chính sẽ triển khai. Làm tương tự với các câu hỏi còn lại. Sở dĩ phải ghi lại những ý đó ngay lập tức là để đề phòng khi sa đà vào các nội dung cụ thể sẽ làm các bạn quên đi những ý tưởng vừa vụt qua khi đề thi với các bạn rất tươi mới.

4. Chia thời gian cho các câu hỏi phù hơp
Đề thi ĐH môn Văn thường có 3 câu, chúng mình cần chia khoảng thời gian 180 phút ra thành ba phần nhỏ tương ứng với điểm số tương ứng của mỗi câu. VD: Câu I (2 điểm) ứng với thời gian làm bài tối đa 36 phút, câu II (3 điểm) làm trong khoảng thời gian 54 phút, câu IIIa và IIIb (5 điểm) làm trong khoảng thời gian 90 phút. Nhưng tốt nhất chúng mình hãy hoàn thành thật nhanh câu I trong khoảng 20 phút vì câu này thường yêu cầu trình bày những kiến thức cơ bản, không đòi hỏi sự phân tích chi tiết. Đây cũng là câu hỏi rất dễ ăn điểm tuyệt đối các bạn cần tranh thủ chiếm trọn điểm số ở câu này trong thời gian ngắn nhất, đề bù thời gian này vào cho câu hỏi 5 điểm.
Tất cả các bước vừa nói trên các bạn phải thực hiện nhanh chóng, không quá 10 phút. Đây là thời điểm tâm lí của các bạn tương đối ổn định nhất, bình tĩnh nhất vì vậy các bạn phải tận dụng khoảng thời gian này.

5. Những lưu ý về trình bày bài
Viết mỗi ý thành một đoạn, được phân biệt với nhau bởi các dấu chấm xuống dòng. Khi xuống dòng, cũng nên viết chữ đầu tiên lùi vào 1/5 - 1/4 trang giấy, tính từ lề. Như các ý sẽ nổi bật hơn, bài viết rõ ràng và sạch đẹp hơn, người chấm sẽ không bỏ sót ý khi chấm điểm cho bạn.

Chúng mình nên lưu ý tránh tẩy xóa, tuyệt đối không sử dụng bút xóa, không thêm các dấu, kí hiệu để đánh dấu đoạn văn bỏ, không viết thêm chữ “bỏ” hay “sai” trong đoạn văn sai. Đối với những đoạn văn cần bỏ, bạn nên ghạch một nét đậm vừa phải bằng thước kẻ, không viết đè lên, không chữa, gạch xóa nhiều lần làm bẩn bài thi.

Chú ý lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp, câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ. Nếu bạn không thực sự khá môn Văn, bạn nên chọn lối diễn đạt đơn giản, các câu ngắn nhưng đủ ý, đủ các thành phần chính trong câu; tránh sử dụng các câu nhiều thành phần, rườm rà.

6) ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT
Phải cố gắng làm hết tất cả các câu trong yêu cầu của đề bài, không được bỏ sót ý nào, dù là nhỏ nhất. Nếu bỏ 1 câu, thì 2 câu còn lại có làm tốt đến đâu đi nữa, điểm số của bài vẫn thấp hơn khi làm đủ 3 câu, dù các câu làm chưa thật tốt, thậm chí còn sơ sài.

7. Làm bài thi
Bắt đầu bài làm của mình với câu hỏi mà bạn cho là mình nắm chắc nhất. Kinh nghiệm cho thấy, chúng mình nên làm các bài ngắn trước và bài dài sau. Nếu nắm chắc câu hỏi kiểm tra kiến thức cơ bản bạn nên làm nó đầu tiên và hoàn thành nhanh, chắc chắn bài này. Tiếp đến là bài văn ngắn và dồn hết tâm lực, bút lực cho bài văn dài trong phần thời gian còn lại.

Ở cả 3 câu hỏi, bạn cần trình bày đúng nguyên tắc của một bài văn, nghĩa là có đủ mở bài, thân bài, kết bài chỉ khác nhau về độ dài, cách trình bày trực tiếp hay gián tiếp…
Mở bài: Cần viết nhanh tránh mất thời gian cho phần mở bài. Tham khảo bài viết "4 phương pháp và 3 nguyên tắc trong mở bài" để có thêm kinh nghiệm viết mở bài. Các bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn một số mở bài ở dạng nguyên liệu cho từng tác phẩm, tác giả để khi vào phòng thi vẫn có một mở bài hay, độc đáo mà không phải mất thời gian suy nghĩ.

Thân bài: Trên cơ sở các ý chính đã được vạch ra ở dàn bài sơ lược, bạn bắt tay vào nội dung lớn, sau đó mới triển khai dần các ý nhỏ hơn trong bài viết.

Các bạn luôn nhớ: bám sát vấn đề cần nghị luận và yêu cầu của bài viết. Bài viết yêu cầu chứng minh thì sau khi đưa ra một ý các bạn phải có những dẫn chứng xác thực cho ý đó. Phân tích các dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm mà bạn nêu ra. Đề ra yêu cầu phân tích hay bình luận… các bạn phải thực hiện đúng các thao tác, phương pháp của dạng bài đó.

Trong quá trình làm bài, đôi khi bạn chợt nhớ ra một nội dung hay, quan trọng có thể triển khai ở ý sau, bạn nên bổ sung nhanh vào dàn bài sơ lược rỗi hãy tiếp tục làm bài. Tâm lý phòng thi, đặc biệt là thời gian về cuối dễ làm bạn quên đi những luận điểm hay ý kiến… quý giá đó.

Kết bài: Dù thời gian gấp rút như thế nào thì bài văn cũng cần phải có đủ mở bài thân bài kết bài. Trong trường hợp bạn không có nhiều thời gian cho kết bài thì cũng nên có 3-4 câu ngắn gọn để tóm gọn, tổng kết lại nội dung mình đã phân tích, bình luận… và nhắc lại vấn đề chính của bài.

8. Cách ôn và làm bài đối với 3 câu trong đề thi
a. Đối với câu 1 - câu hỏi yêu cầu tái hiện kiến thức: về tác giả văn học Việt Nam, thí sinh cần ghi nhớ những nét chính về sự nghiệp sáng tác, quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của các tác giả...; về tác phẩm, các em phải nhớ hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, giá trị tư tưởng nghệ thuật, dẫn chứng, chi tiết, nhân vật, chủ đề... Thí sinh cần viết ngắn gọn, súc tích, trình bày trực tiếp và rõ ràng nội dung mà đề thi yêu cầu. Tuy nhiên, các em không nên viết theo kiểu gạch ý mà nên viết có hình thức ba phần: mở bài, thân bài và kết bài, vì giáo viên chấm sẽ không đánh giá cao cách làm bài theo kiểu gạch ý.
Câu I, thường 2 điểm, nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản, phổ thông và khái quát nhất như:
- Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt những đặc điểm chính về con người, cuộc đời của một nhà văn.
- Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt sự nghiệp văn học của một tác giả.
- Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt quan điểm sáng tác văn học (quan điểm nghệ thuật) của một tác giả (chỉ có ở 2 tác giả Nam Cao và Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh).
- Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của một tác giả (chỉ có ở 3 tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân và Tố Hữu).
- Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm.
- Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
- Khái quát ngắn gọn giá trị tư tưởng nghệ thuật, nhất là giá trị nhân đạo, của một tác phẩm.
- Nêu hoặc phân tích ngắn gọn nhưng đặc điểm và thành tựu chính của giai đoạn văn học 1945 - 1975.
b) Đối với câu 2: thí sinh cần nắm chắc kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội với hai dạng đề: về tư tưởng đạo lý (giới thiệu vấn đề, giải thích khái niệm, bàn luận: lý do - biểu hiện - ý nghĩa, thái độ đối lập: nâng cao đánh giá, bài học nhận thức và hành động); về một hiện tượng xã hội (giới thiệu vấn đề, giải thích khái niệm, phân tích thực trạng - hậu quả, tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục, bài học nhận thức và hành động cho bản thân). Các em cần lấy dẫn chứng phong phú từ thực tế đời sống, biết liên hệ và rút ra được những suy nghĩ của chính bản thân về vấn đề được đề cập. Bài làm sâu sắc, có chính kiến và am hiểu về cuộc sống bao giờ cũng được đánh giá cao.
Nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lý hay một hiện tượng trong đời sống xã hội
Phần nghị luận về tư tưởng, đạo lý thường tập trung vào các nội dung như: Tình cảm gia đình, tình bạn bè, bài học về nhân cách, cách đối nhân xử thế, quan niệm - lối sống tích cực hoặc tiêu cực (lạc quan, tự trọng, vị tha, dũng cảm, nhân hậu hoặc bi quan, tự ti, ích kỷ, vô cảm, hèn nhát…).

Phần nghị luận về một hiện tượng trong đời sống hay ra đề về những hiện tượng có tính chất thời sự được xã hội quan tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lối sống của lớp trẻ hiện nay. Ví dụ như hiện tượng xả rác bừa bãi trong môi trường học đường; vi phạm luật lệ giao thông của học sinh trung học phổ thông; lối sống lãng phí và phô trương; lối sống sành điệu của tuổi mới lớn; hiện tượng chảy máu chất xám…

Đối với câu hỏi này, các em cần ôn lại lý thuyết các thao tác lập luận so sánh, bác bỏ, bình luận, phân tích đã học ở lớp 11 và lý thuyết bàn về tư tưởng, đạo lý hay hiện tượng xã hội được học ở lớp 12. Ngoài ra cần tích lũy vốn sống từ thực tế và thu thập, lưu giữ dẫn chứng từ các phương tiện thông tin đại chúng.

c) Đối với câu 3: Thí sinh cần nắm chắc kiến thức tổng hợp về văn học, kỹ năng làm bài nghị luận văn học. Ở phần này, đề thi thường kiểm tra kiến thức của học sinh qua 3 kỹ năng cơ bản: kỹ năng đọc hiểu tác phẩm; kỹ năng phân tích tác phẩm; kỹ năng khái quát tổng hợp. Đề thi thường tập trung so sánh sự tương đồng - khác biệt giữa hai đoạn thơ, hai đoạn văn, nhân vật - nhân vật, chi tiết nghệ thuật thể hiện quan niệm nghệ thuật, tư tưởng của tác giả, chủ đề... của tác phẩm; hay phân tích tác phẩm, một yếu tố trong tác phẩm để làm rõ cho một ý kiến, một quan niệm... bàn về văn học. Vì vậy, các em cần nắm vững nội dung trọng tâm của từng tác phẩm, liên hệ so sánh để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt với các tác phẩm cùng thể loại, hiểu rõ giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật trong từng chi tiết tiêu biểu..., có kiến thức cơ bản về lý luận văn học, biết cách lý giải, phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề. Thí sinh nên lập dàn ý sơ lược các luận điểm chính để tránh sót ý khi làm bài. Bài làm có hình thức đẹp, rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, cảm xúc, nắm chắc kiến thức... sẽ được người chấm đánh giá cao.

Các bạn nên tập trung vào các nhóm tác phẩm sau đây:
5.1 Nhóm các tác phẩm thể hiện đề tài và cảm hứng về đất nước: Tuyên ngôn độc lập, Tiếng hát con tàu, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, trích đoạn Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm…
5.2 Nhóm các tác phẩm thể hiện đề tài và cảm hứng về nhân dân: Tuyên ngôn độc lập, Việt Bắc, Tiếng hát con tàu, trích đoạn Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm…
5.3 Nhóm các tác phẩm thể hiện cảm hứng nhân đạo: Hai đứa trẻ, Chí Phèo, Đời thừa, Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt
5.4 Nhóm các tác phẩm thể hiện cảm hứng nhân văn: Chữ người tử tù, Người lái đò sông Đà…
5.5 Nhóm các tác phẩm thể hiện đề tài và cảm hứng về người lính: Tây Tiến, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình…
Cần lưu ý là nhóm các tác phẩm này thường thể hiện rất nổi bật cảm hứng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
5.6 Nhóm các tác phẩm thể hiện đề tài và cảm hứng về thân phận, khát vọng và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ: Đời thừa, Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Sóng…
5.7 Nhóm các tác phẩm thể hiện nỗi nhớ và thái độ ân tình ân nghĩa với quá khứ: Tây Tiến, Bên kia sông Đuống, Việt Bắc, Tiếng hát con tàu, Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
5.9 Nhóm các tác phẩm thể hiện sức mạnh của tiếng cười châm biếm trào phúng: Vi hành và trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia.
5.10 Nhóm các tác phẩm thể hiện tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn: Đời thừa, Tiếng hát con tàu, Vũ Như Tô, Chiếc thuyền ngoài xa…
5.11 Nhóm các tác phẩm xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo, giàu ý nghĩa: Chữ người tử tù, Vi hành, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa…
5.12 Nhóm các tác phẩm thể hiện đề tài và cảm hứng về Tây Bắc: Tây Tiến, Vợ chồng A Phủ, Tiếng hát con tàu, Mùa lạc, Người lái đò sông Đà…
5.13 Nhóm các tác phẩm thể hiện tâm trạng và khát vọng của cái Tôi Thơ Mới: Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ dạ,
Sau khi tập hợp các tác phẩm thành từng nhóm, cần phải phát hiện được:
- Những nét độc đáo của tác phẩm này so với tác phẩm khác.
- Những nét chung của tác phẩm trong nhóm.
9) Không nên viết nháp khi làm bài thi môn văn.
Vì nếu như vậy sẽ rất mất thời gian và gây lúng túng, các bạn nên đọc đề một lượt, gạch ra nháp tất cả các ý cần triển khai của từng câu rồi làm bài chính thức, nếu có thể các bạn nên làm thứ tự từng câu đúng như đề ra, như vậy sẽ đảm bảo tính hệ thống và gây thiện cảm cho người chấm thi, và tuyệt đối không được bỏ sót câu nào vì như vậy các bạn sẽ bị điểm trừ khá nhiều đấy.
Và điều quan trọng cần lưu ý là đối với mỗi câu hỏi trong đề thi khi triển khai làm bài, dù là câu hỏi dạng nào, các bạn cũng phải có mở bài, kết bài (ngắn gọn đối với những câu hỏi mang tính chất trả lời kiến thức), không được gạch ngang đầu dòng mỗi ý mà nên sử dụng từ nối giúp bài văn mạch lạc, hệ thống, đây chính là kỹ năng thể hiện tính chuyên nghiệp khi làm bài của các bạn và là yếu tố giúp các bạn có thêm điểm cộng đấy.
Đối với môn văn, không dễ gì để các bạn có điểm số cao hay tuyệt đối, chính vì vậy trong quá trình làm bài hãy “nhặt nhạnh” cho mình những điểm cộng và hạn chế những điểm trừ dù là nhỏ nhất nhé.

10) Hãy viết đẹp, viết dài nếu có thể.

Đây cũng là một bí quyết quan trọng, đối với bài thi môn văn, các bạn cần triển khai đủ ý để nêu bật nội dung cần phân tích, tuy nhiên, phải cố gắng viết rõ ràng, chữ đẹp càng tốt và viết dài nếu có thể, đối với bài thi môn văn 180 phút ít nhất các bạn phải viết được 10 trang giấy, vì như thế sẽ gây ấn tượng ban đầu cho người chấm bài thi và các bạn biết rồi đấy “ấn tượng bạn đầu là rất quan trọng”
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
no image

Phương pháp học thi đỗ đại học

 Phương pháp học thi đỗ đại học


* Bạn đang là học sinh lớp 12 và cực kỳ lo lắng cho kỳ thi đại học?

* Bạn học ngày học đêm, đi học thêm khắp nơi vẫn cảm thấy không đủ thời gian và lượng kiến thức quá lớn ?

* Bạn cảm thấy thiếu động lực và tập trung để học thi? Không biết học
để làm gì?

* Bạn học trước quên sau, lan man trong việc tổng hợp và ôn tập kiến thức ?

Chúng tôi biết bạn gặp rất nhiều vấn đề trong quá trình vượt qua cánh cổng Đại Học và không biết hỏi ai có thể chỉ dẫn cho bạn giải quyết những vấn đề trên, cách duy nhất để biết đó là hãy học hỏi từ những Sinh viên đã đi qua và thành công trên quá trình đó. Bạn sẽ có thể bị trượt Đại học vì chính những nguyên nhân mà những anh chị đi trước mắc phải để rồi bạn mới nhận ra bài học , điều đó thật đáng tiếc.
“Đừng cắm đầu vào học như thiêu thân, hãy học một cách thông minh”
Mỗi quyển sách giáo khoa thường chứa đựng 20% thông tin thực sự cần thiết để bạn thu hoạch và đạt điểm cao, đó là những Từ khóa, và 80% còn lại là những từ, những thông tin không ứng dụng nhiều khi đi thi, chỉ được sử dụng làm sáng tỏ một công thức hay định luật nào đó , trong lúc ôn học nó sẽ làm tốn thời gian của bạn.
Nếu bạn cắm đầu vào từng câu chứ, học thuộc và cố nhớ , giống như việc cố gắng nhai cả bó lúa gồm lá, thân, rễ…trong khi cần thu lượm và tiêu hóa là những hạt gạo, chính là những Từ khóa trong sách.
Điều ở trên là một trong rất nhiều điều chứng minh cho bạn thấy rằng :
“ Phương pháp học quan trọng hơn việc bạn học cái gì”
Nhưng một sự thật rằng chúng ta ít hay gần như không bao giờ được dạy phương pháp học hiệu quả, thông thường có những cách học phổ biến như sau:


- Học 2 bước : xem qua sách và các ghi chú (bước 1) rồi đi thi (bước 2) ranh giới đỗ trượt vô cùng mong manh, 1-2 điểm.
- Học 3 bước : xem sách và các ghi chú (bước 1) , cố gắng ghi nhớ ( bước 2) rồi đi thi ( bước 3) 4-5 điểm
- Học 4 bước: xem sách và các ghi chú (bước 1) , cố gắng ghi nhớ (bước 2) làm bài tập thực hành (bước 3) rồi đi thi (bước 4) 7-8 điểm, nếu chịu khó lật giở vấn đề, chăm giải bài tập có thể đạt kết quả giỏi.

Phương pháp học hiệu quả được phát triển ở những nước tiên tiến, giúp người học ghi nhớ bài nhanh, lâu và ôn tập dễ dàng, tiết kiệm thời gian, phương pháp này đã phổ biến rộng rãi và từ chính tấm gương của tác giả, một người rất thành công.
** Đôi điều về tác giả Adam Khoo:

- Khi còn nhỏ là 1 học sinh cực kỳ cá biệt, lười học, mải chơi, từng bị đuổi học khi học lớp 3 . Xin vào 6 trường cấp 2 đều bị từ chối, phải học tại 1 trường cấp 2 tệ nhất và nhanh chóng lọt vào top 10 học sinh cá biệt nhất trường.
- Năm 13 tuổi Adam Khoo bị bố mẹ bắt đi học khóa học Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy trong 5 ngày , sau khi học xong khóa học đó Adam Khoo nhận ra rằng : Chính thái độ tiêu cực, suy nghĩ ghét học dân đến sự không tin tưởng bản thân , không chịu cố gắng là yếu tố ngăn trở duy nhất vươn tới thành công. Và ai cũng đều có khả năng học giỏi, thi đỗ Đại Học, thành công cuộc sống nếu Quyết tâm và hành động có phương pháp.
- Một năm sau Adam Khoo trở thành 1 trong 18 người học giỏi nhất trường cấp 2, được tuyển thẳng vào trường cấp 3 Chuyên Victoria. Thi đỗ vào trường ĐH quốc gia Singapore , nằm trong top những sinh viên xuất sắc nhất hằng năm .
- Hiện nay Adam Khoo đang có 3 công ty, thu nhập hàng năm 20 triệu USD, nằm trong top những triệu phú dưới 40 tuổi ,nhà đào tạo hàng đầu của châu Á về thay đổi con người.


Vậy phương pháp học hiệu quả, được các nước tiên tiến phát triển là gì? Phương pháp học hiệu quả còn có nhiều yếu tố thiên về kỹ năng, như tự tạo động lực khi chán học, lên kế hoạch ôn học bằng bảng biểu quản lý thời gian, kỹ năng đọc , tổng hợp và ghi nhớ kiến thức. Success Group xin giới thiệu “ 7 bước học hiệu quả” .

II . Phần nội dung thô

A. Đánh thức người khổng lồ trong bạn - Niềm tin bản thân
- Không có học sinh dốt chỉ có học sinh lười và chưa biết phương pháp học
- Điều gì đã giúp tác giả Adam Khoo có sự tự tin, sự thay đổi và biến mình từ một học sinh yếu kém thành một học sinh vô cùng xuất sắc ?
- Bạn hoàn toàn có thể học giỏi, bạn có thể có bước ngoặt lớn trong việc học và nhận thức bản thân, tự tin hơn rất nhiều sau phần đầu tiên này. Một con người khổng lồ ngủ quên trong bạn, những tài năng sẽ được đánh thức.
- Bạn có muốn biết những điều đó không?
B. Bảy bước học hiệu quả

1. Xác lập mục tiêu rõ ràng cụ thể
- Nếu bây giờ bạn còn chưa biết thi trường gì, thì bạn cũng không thể biết số điểm cần đạt để đỗ Đại Học. Việc bạn học để đỗ Đại học giống như ném phi tiêu trúng đích trong khi cái bảng đích của bạn không có cái TÂM nào, bạn sẽ chẳng thể ném trúng đích được. Người thành công luôn biết rất rõ ràng họ MUỐN gì.
- 6 bước lập mục tiêu hiệu quả.
- Thiết kế mục tiêu tạo động lực mạnh mẽ giúp bạn phát huy tối đa khả năng bản thân.

2. Lên kế hoạch cụ thể việc học và sắp xếp thời gian hợp lý

- Xác định những việc cần thiết dành thời gian để hướng đến mục tiêu
- Hướng dân lên kế hoạch ôn thi
+ Phân chia sắp xếp thời gian học: bắt đầu và kết thúc
+ Loại bỏ việc không hướng tới mục tiêu, tập trung việc để đạt mục đích đỗ ĐH
- Bạn có muốn cân bằng cuộc sống, giảm thiểu việc chạy “sô” học cả ngày vẫn thấy thiếu?


3. Hành động kiên trì, kiên định hướng tới mục tiêu
- Làm thế nào để bạn tự tạo động lực học cho bản thân mỗi khi thấy chán nản?
- Cách tập trung học mà không thấy mệt mỏi.
- Làm sao để lấy tinh thần sau những bài kiểm tra điểm kém?
- Giữ vững sự kiên định.
- Thay đổi cảm xúc tích cực.
Việc bạn HỌC tức là hành động, hành động đến từ những cảm xúc, khi bạn bị điểm kém, hay gặp những chuyện không vui bạn sẽ chẳng muốn làm gì hết, vậy khi này nếu bạn có thể xốc vác tinh thần mình, thay đổi cảm xúc tiêu cực thành tích cực việc học mới diễn ra suôn sẻ.
Kỹ năng đó như thế nào?

4. Phương pháp đọc nhanh
- Nắm bắt 20% từ Khóa cần thiết để giảm 80% thời gian học lãng phí
- Làm thế nào để tận dụng tối đa khả năng của mắt để đọc nhanh và nhiều?
- Cách di chuyển mắt để đọc 300-400 từ/phút
*** Bài tập thực hành luyện mắt.

5. Sơ đồ tư duy
- Bạn cảm thấy việc tổng hợp kiến thức khó khăn, lan man và khó xâu chuỗi?
- Làm thế nào để tổng hợp 10 trang sách chỉ trong một tờ giấy?
- Kỹ năng lập bản đồ sử dụng tối đa não bộ của bạn trong việc học, ghi nhớ và tổng hợp kiến thức, giảm tải 1/3 lượng thông tin.
- Ôn tập kiến thức nhanh chóng và tổng quát.

6. Tăng tốc chuẩn bị cho kỳ thi.
- Bạn cần chuẩn bị cho kỳ thi thế nào trong giai đoạn nước rút?
- Tâm lý, tinh thần, sức khỏe, tập trung ôn tập thế nào?

7. Kinh nghiệm xương máu trong phòng thi.
- Những bài học khi bạn trong cuộc chiến từ những người đi trước sẽ rất hữu ích như một vũ khí.


 Phương pháp học,Phương pháp học,Phương pháp học thi đỗ đại học ,Phương pháp học thi đỗ đại học

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013
Kinh nghiệm đi thi

Kinh nghiệm đi thi



2 NGUYÊN TẮC CHUNG:
*MỘT LÀ: KHỎE THỂ CHẤT. Những ngày thi là những ngày bạn phải ở đỉnh cao phong độ của sức khỏe.
*HAI LÀ: KHỎE TINH THẦN. Phải tự tin thì mới làm bài tốt.

5 TÌNH HUỐNG TRỚ TRÊU TRONG PHÒNG THI:
MỘT: HỒI HỘP
HAI: GẶP ĐỀ KHÓ - MẤT TINH THẦN CHIẾN ĐẤU
BA: NỖI LO TỪ GIÁM THỊ
BỐN: RẮC RỐI TỪ THÍ SINH CÙNG PHÒNG
NĂM: MÔN ĐẦU TIÊN LÀM TỆ, NẢN MẤY MÔN SAU