Bài Mới Đăng
Loading...
  • Tài Liệu Hay
  • Môn Toán
  • Môn Lý
  • Môn Hóa
  • Môn Văn
  • Anh Văn
  • Đề Thi Thử

Tài Liệu luyện thi

TaiLieuLuyenThi.Net

Đề Thi Thử Đại Học

Tai Lieu On Thi

Toan Ly Hoa Sinh Su Dia Van Anh

Tài Liệu

Kinh Nghiệm học thi

Tài Liệu Vừa Đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Môn Văn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Môn Văn. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013
Ôn tập CÁC TÁC GIA VĂN HỌC VIỆT NAM

Ôn tập CÁC TÁC GIA VĂN HỌC VIỆT NAM

CÁC TÁC GIA VĂN HỌC VIỆT NAM
Chương trình cơ bản: Tố Hữu,Nguyễn Ái Quốc-HCM,Nam Cao

Chương trinh nâng cao:Xuân Diệu,Nguyễn Tuân.

Sự nghiệp văn học
Con người
Những nét lớn về sự nghiệp văn học
Phong cách nghệ thuật
Quan điểm sáng tác

Tải về : Link 


Tac gia van hoc viet nam, cac tac gia on thi dh, ho chi minh nam cao to huu

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013
Một Số Bài văn tham khảo lớp 12 Luyện thi Đại học -NLXH và NLVH

Một Số Bài văn tham khảo lớp 12 Luyện thi Đại học -NLXH và NLVH

Một Số Bài văn tham khảo lớp 12 Luyện thi Đại học -NLXH và NLVH


Tải về : Link 

Van mau, van tham khao, nghi luan xa hoi, nghi luan van hoc, bai dat diem 10 thi dai học mon van


PHẦN MỘT: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Đề 1
Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có
phương hướng thì không có cuộc sống……..
Đề 2  “Ôi ! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn ?”
Đề 3  Tình thương là hạnh phúc của con người.
Đề 4  “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Đề 5 Mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.
Đề 6  Hiện tượng “nghiện” Internet trong nhiều bạn trẻ hiện nay.
Đề 7  Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
Đề 8
Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôdạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
Đề 9
Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục.
Đề 10  Nêu suy nghĩ và quan niệm của em về HIV/AIDS
Đề 11  Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn nói về vai trò của sách đối với thanh niên ngày nay.
Đề 12  Anh (chị) hãy viết một bài văn nói về l í tưởng sống củathanh niên ngày nay
Đề 13  Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về câu nói sau ‘sống sao cho khỏi xót xa….”
Đề 14  : Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về câu nói sau “tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
Đề 15
Nhà văn nữ người Pháp Ursula K.Le Guin đã từng nói: “Thành công của người này là thất bại của người khác.”…….
Đề 16
Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về các nữ sinh thời nay nên mặc áo dài truyền thống hay trang phục hiện đại khi đến trường.
Đề 17
Một câu triết học nói: Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra

Đề 18
Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Democrite đã nói: “Ai không có một người bạn chân
chính thì người đó không xứng đáng được sống.”
Đề 19  Anh chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình “mẫu tử”.
Đề 20
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn,cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Phát biểu suy nghĩ của anh(chị) được gợi ra từ hiện tượng nêu trên.
Đề 21
Qua câu chuyện về người đàn bà hàg chài trog tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh chị có suy nghĩ gì về nạn bạo hành trong gia đình những
vùng quê nghèo hiện nay.
Đề 22
Suy nghĩ của anh chị về ý nghĩa triết lí nhân linh, trong 2 lời thoại : Hồn Trương Ba trong cuộc trò chuyện giữa
Hồn Trương Ba với Đế Thích. "Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo
được. Tôi muốn là tôi toàn vẹn". "Sống nhờ vào đồ đạc của người khác đã là một chuyện không nên, mà đằng này đến cái thân tôi cũng sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghỉ đơn giản là tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết."
Đề 23
Trong tác phẩm " nhìn về vốn văn hoá dân tộc" của Trần Đình Hượu viết "con đường hình thành bản sắc dân tộc của văn hoá không chỉ trông cậy vào sự sáng tạo mà còn trong cậy vào khả năng chiếm lĩnh, sự đồng hoá những giá trị văn hoá bên mình."
Anh chị trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng tiếp nhận văn hoá ngoại lai của giới trẻ hiện nay.
Đề 24
Em ơi Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời...
                          (Đất Nước – Trích Mặt đường khát
vọng - Nguyễn Khoa Điềm,)
Dựa vào những câu thơ trên, anh (chị) hãy phát biểu trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước.
 Đề 25
Anh chị có suy nghĩ gì về hiện tượng “gây ô nhiễm môi trường do xã rác bừa bãi” của người dân nước ta hiện
nay.

PHẦN HAI: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Đề 1  Phân tích “Tây Tiến” của Quang Dũng
Đề 2
Phân tích 8 câu thơ đâù “Tây Tiến” của tác giả Quang
Dũng:
" Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
                        ..... mưa xa khơi”
Đề 3
Phân tích khổ thơ sau được trích trong bài “Tây Tiến”
của Quang Dũng:
" Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
...............
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Đề 4
Phân tích đoạn thơ sau trong bài “ Tây Tiến” của QuangDũng
“…Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành…”
Đề 5  Bình giảng bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc
Đề 6
Anh chị hãy phân tích đoạn thơ sau trog bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:
“Mình về mình có nhớ ta
……………
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”
Đề 7  Phân tích bài “Đất nước” (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.
Đề 8  Qua bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm anh chị hãy làm sang tỏ quan điểm Đất nước là của nhân dân.
Đề 9  Bình giảng bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
Đề 10
Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài “Sóng” của nhà thơ Xuân Quỳnh.
“…Con sóng dưới lòng sâu.....
Hướng về anh một phương”.
Đề 11
Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận gì về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này?
Đề 12  Cảm nhận bài “Đàn ghi ta của F.G.Lorca” của Thanh Thảo.
Đề 13  Phân tích bài "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân
Đề 14  Cảm nhận “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân.
Đề 15  Hình tượng người lái đò trong tuỳ bút “ Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
Đề 16  Anh chị hãy phân bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Đề 17  Phân tích tác phẩm Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài.
Đề 18
Qua hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ chồng A phủ của Tô Hoài.
Đề 19  Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị (Vợ chồng
A Phủ – Tô Hoài)
Đề 20  Phân tích tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
Đề 21  Giá trị hiện thực và nhân đạo trong vợ nhặt
Đề 22  Phân tích nhân vật người vợ nhặt, từ đó làm nổi bật lên
số phận của người dân Việt trước CM.
Đề 23  PHÂN TÍCH CÁC NHÂN VẬT TRONG BÀI VỢ
NHẶT CỦA KIM LÂN
Đề 24  Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm
"Vợ nhặt" của Kim Lân.
Đề 25  HÌNH TƯỢNG CÂY XÀ NU TRONG “ RỪNG XÀ
NU” CỦA NGUYỄN TRUNG THÀNH
Đề 26  Tính sử thi của tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung
Thành)
Đề 27  Phân tích hình tượng nhân vật Tnu trong tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung
Đề 28
Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành. Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả cây xà nu của nhà văn
Đề 29
Vẻ đẹp con người Nam bộ trong kháng chiến chống Mỹ qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi.
Đề 30
Trong chuyện những đứa con trong gia đình. Nguyễn Thi có nêu lên quan niệm: chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào 1 khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về 1 biển," mà biển thì rộng
lắm[...], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". Anh(chị)có cho rằng trong thiên truyện của Nguyễn Thi
quả đã có 1 dòng sông truyền thống liên tục chảy từ những lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến lớp người đi sau : chị em Chiến và Việt
Đề 31  Anh(chị) hãy phân tích nhân vật Phùng trong tác phẩm " Chiếc thuyền ngoài xa " của Nguyễn Minh Châu.
Đề 32  Anh chị hãy phân tích tình huống truyện trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

CÁC ĐỀ THI THỬ CỦA CÁC TRƯỜNG NĂM 2009 CÁC BÀI THI ĐẠT ĐIỂM 10 TRONG CÁC KÌ THI TUYỂN SINH ĐH – CĐ NĂM  2005-2008


Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013
HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI THI ĐH- CĐ MÔN NGỮ VĂN ĐẠT ĐIỂM CAO - Kinh nghiệm học Thi

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI THI ĐH- CĐ MÔN NGỮ VĂN ĐẠT ĐIỂM CAO - Kinh nghiệm học Thi

điểm cao, cách làm bài, môn văn, thi dh mon van, thi dh môn văn


1.Thời gian chờ đề
Giữ tâm thể thoải mái khi chờ đề, không cố gắng nhớ lại các nội dung mà nên thư giãn. Viết đầy đủ thông tin cần thiết trên giấy thi trong thời gian chờ đề.

2. Đọc đề
Đọc đề đề thi kỹ trọn vẹn cả câu, chuyển sang câu kế tiếp. Nhanh chóng lựa chọn câu hỏi mà mình nắm chắc nhất.

3. Xác định yêu cầu đề thi
a) Trước khi làm bài, các em cần đọc kĩ đề và xác định đầy đủ yêu cầu của đề thi về các phương diện như kiểu bài: xác định xem đề bài yêu cầu sử dụng kĩ năng nghị luận nào: trình bày, giải thích, chứng minh, bình giảng, phân tích, so sánh hay kiểu bài tổng hợp đòi hỏi kết hợp nhiều kĩ năng nghị luận);
Đối tượng và nội dung nghị luận: Đề bài yêu cầu giải quyết vấn đề gì?;
Phạm vi kiến thức và dẫn chứng: Để giải quyết vấn đề đó, cần huy động và sử dụng những kiến thức và dẫn chứng nào cho phù hợp và có sức thuyết phục cao nhất);
Đồng thời, các em xác định nội dung và hình thức trình bày bài viết. Điều này sẽ giúp bài văn không bị lạc đề, xa đề.

b) Đọc lại đề thi, gạch chân dưới những từ khóa, tìm ra yêu cầu của đề thi, vấn đề cần nghị luận. Vạch nhanh các ý chính sẽ triển khai. Làm tương tự với các câu hỏi còn lại. Sở dĩ phải ghi lại những ý đó ngay lập tức là để đề phòng khi sa đà vào các nội dung cụ thể sẽ làm các bạn quên đi những ý tưởng vừa vụt qua khi đề thi với các bạn rất tươi mới.

4. Chia thời gian cho các câu hỏi phù hơp
Đề thi ĐH môn Văn thường có 3 câu, chúng mình cần chia khoảng thời gian 180 phút ra thành ba phần nhỏ tương ứng với điểm số tương ứng của mỗi câu. VD: Câu I (2 điểm) ứng với thời gian làm bài tối đa 36 phút, câu II (3 điểm) làm trong khoảng thời gian 54 phút, câu IIIa và IIIb (5 điểm) làm trong khoảng thời gian 90 phút. Nhưng tốt nhất chúng mình hãy hoàn thành thật nhanh câu I trong khoảng 20 phút vì câu này thường yêu cầu trình bày những kiến thức cơ bản, không đòi hỏi sự phân tích chi tiết. Đây cũng là câu hỏi rất dễ ăn điểm tuyệt đối các bạn cần tranh thủ chiếm trọn điểm số ở câu này trong thời gian ngắn nhất, đề bù thời gian này vào cho câu hỏi 5 điểm.
Tất cả các bước vừa nói trên các bạn phải thực hiện nhanh chóng, không quá 10 phút. Đây là thời điểm tâm lí của các bạn tương đối ổn định nhất, bình tĩnh nhất vì vậy các bạn phải tận dụng khoảng thời gian này.

5. Những lưu ý về trình bày bài
Viết mỗi ý thành một đoạn, được phân biệt với nhau bởi các dấu chấm xuống dòng. Khi xuống dòng, cũng nên viết chữ đầu tiên lùi vào 1/5 - 1/4 trang giấy, tính từ lề. Như các ý sẽ nổi bật hơn, bài viết rõ ràng và sạch đẹp hơn, người chấm sẽ không bỏ sót ý khi chấm điểm cho bạn.

Chúng mình nên lưu ý tránh tẩy xóa, tuyệt đối không sử dụng bút xóa, không thêm các dấu, kí hiệu để đánh dấu đoạn văn bỏ, không viết thêm chữ “bỏ” hay “sai” trong đoạn văn sai. Đối với những đoạn văn cần bỏ, bạn nên ghạch một nét đậm vừa phải bằng thước kẻ, không viết đè lên, không chữa, gạch xóa nhiều lần làm bẩn bài thi.

Chú ý lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp, câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ. Nếu bạn không thực sự khá môn Văn, bạn nên chọn lối diễn đạt đơn giản, các câu ngắn nhưng đủ ý, đủ các thành phần chính trong câu; tránh sử dụng các câu nhiều thành phần, rườm rà.

6) ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT
Phải cố gắng làm hết tất cả các câu trong yêu cầu của đề bài, không được bỏ sót ý nào, dù là nhỏ nhất. Nếu bỏ 1 câu, thì 2 câu còn lại có làm tốt đến đâu đi nữa, điểm số của bài vẫn thấp hơn khi làm đủ 3 câu, dù các câu làm chưa thật tốt, thậm chí còn sơ sài.

7. Làm bài thi
Bắt đầu bài làm của mình với câu hỏi mà bạn cho là mình nắm chắc nhất. Kinh nghiệm cho thấy, chúng mình nên làm các bài ngắn trước và bài dài sau. Nếu nắm chắc câu hỏi kiểm tra kiến thức cơ bản bạn nên làm nó đầu tiên và hoàn thành nhanh, chắc chắn bài này. Tiếp đến là bài văn ngắn và dồn hết tâm lực, bút lực cho bài văn dài trong phần thời gian còn lại.

Ở cả 3 câu hỏi, bạn cần trình bày đúng nguyên tắc của một bài văn, nghĩa là có đủ mở bài, thân bài, kết bài chỉ khác nhau về độ dài, cách trình bày trực tiếp hay gián tiếp…
Mở bài: Cần viết nhanh tránh mất thời gian cho phần mở bài. Tham khảo bài viết "4 phương pháp và 3 nguyên tắc trong mở bài" để có thêm kinh nghiệm viết mở bài. Các bạn cũng có thể chuẩn bị sẵn một số mở bài ở dạng nguyên liệu cho từng tác phẩm, tác giả để khi vào phòng thi vẫn có một mở bài hay, độc đáo mà không phải mất thời gian suy nghĩ.

Thân bài: Trên cơ sở các ý chính đã được vạch ra ở dàn bài sơ lược, bạn bắt tay vào nội dung lớn, sau đó mới triển khai dần các ý nhỏ hơn trong bài viết.

Các bạn luôn nhớ: bám sát vấn đề cần nghị luận và yêu cầu của bài viết. Bài viết yêu cầu chứng minh thì sau khi đưa ra một ý các bạn phải có những dẫn chứng xác thực cho ý đó. Phân tích các dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm mà bạn nêu ra. Đề ra yêu cầu phân tích hay bình luận… các bạn phải thực hiện đúng các thao tác, phương pháp của dạng bài đó.

Trong quá trình làm bài, đôi khi bạn chợt nhớ ra một nội dung hay, quan trọng có thể triển khai ở ý sau, bạn nên bổ sung nhanh vào dàn bài sơ lược rỗi hãy tiếp tục làm bài. Tâm lý phòng thi, đặc biệt là thời gian về cuối dễ làm bạn quên đi những luận điểm hay ý kiến… quý giá đó.

Kết bài: Dù thời gian gấp rút như thế nào thì bài văn cũng cần phải có đủ mở bài thân bài kết bài. Trong trường hợp bạn không có nhiều thời gian cho kết bài thì cũng nên có 3-4 câu ngắn gọn để tóm gọn, tổng kết lại nội dung mình đã phân tích, bình luận… và nhắc lại vấn đề chính của bài.

8. Cách ôn và làm bài đối với 3 câu trong đề thi
a. Đối với câu 1 - câu hỏi yêu cầu tái hiện kiến thức: về tác giả văn học Việt Nam, thí sinh cần ghi nhớ những nét chính về sự nghiệp sáng tác, quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của các tác giả...; về tác phẩm, các em phải nhớ hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan đề, giá trị tư tưởng nghệ thuật, dẫn chứng, chi tiết, nhân vật, chủ đề... Thí sinh cần viết ngắn gọn, súc tích, trình bày trực tiếp và rõ ràng nội dung mà đề thi yêu cầu. Tuy nhiên, các em không nên viết theo kiểu gạch ý mà nên viết có hình thức ba phần: mở bài, thân bài và kết bài, vì giáo viên chấm sẽ không đánh giá cao cách làm bài theo kiểu gạch ý.
Câu I, thường 2 điểm, nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản, phổ thông và khái quát nhất như:
- Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt những đặc điểm chính về con người, cuộc đời của một nhà văn.
- Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt sự nghiệp văn học của một tác giả.
- Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt quan điểm sáng tác văn học (quan điểm nghệ thuật) của một tác giả (chỉ có ở 2 tác giả Nam Cao và Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh).
- Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của một tác giả (chỉ có ở 3 tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân và Tố Hữu).
- Trình bày ngắn gọn, hoặc tóm tắt hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm.
- Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
- Khái quát ngắn gọn giá trị tư tưởng nghệ thuật, nhất là giá trị nhân đạo, của một tác phẩm.
- Nêu hoặc phân tích ngắn gọn nhưng đặc điểm và thành tựu chính của giai đoạn văn học 1945 - 1975.
b) Đối với câu 2: thí sinh cần nắm chắc kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội với hai dạng đề: về tư tưởng đạo lý (giới thiệu vấn đề, giải thích khái niệm, bàn luận: lý do - biểu hiện - ý nghĩa, thái độ đối lập: nâng cao đánh giá, bài học nhận thức và hành động); về một hiện tượng xã hội (giới thiệu vấn đề, giải thích khái niệm, phân tích thực trạng - hậu quả, tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục, bài học nhận thức và hành động cho bản thân). Các em cần lấy dẫn chứng phong phú từ thực tế đời sống, biết liên hệ và rút ra được những suy nghĩ của chính bản thân về vấn đề được đề cập. Bài làm sâu sắc, có chính kiến và am hiểu về cuộc sống bao giờ cũng được đánh giá cao.
Nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng, đạo lý hay một hiện tượng trong đời sống xã hội
Phần nghị luận về tư tưởng, đạo lý thường tập trung vào các nội dung như: Tình cảm gia đình, tình bạn bè, bài học về nhân cách, cách đối nhân xử thế, quan niệm - lối sống tích cực hoặc tiêu cực (lạc quan, tự trọng, vị tha, dũng cảm, nhân hậu hoặc bi quan, tự ti, ích kỷ, vô cảm, hèn nhát…).

Phần nghị luận về một hiện tượng trong đời sống hay ra đề về những hiện tượng có tính chất thời sự được xã hội quan tâm và có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lối sống của lớp trẻ hiện nay. Ví dụ như hiện tượng xả rác bừa bãi trong môi trường học đường; vi phạm luật lệ giao thông của học sinh trung học phổ thông; lối sống lãng phí và phô trương; lối sống sành điệu của tuổi mới lớn; hiện tượng chảy máu chất xám…

Đối với câu hỏi này, các em cần ôn lại lý thuyết các thao tác lập luận so sánh, bác bỏ, bình luận, phân tích đã học ở lớp 11 và lý thuyết bàn về tư tưởng, đạo lý hay hiện tượng xã hội được học ở lớp 12. Ngoài ra cần tích lũy vốn sống từ thực tế và thu thập, lưu giữ dẫn chứng từ các phương tiện thông tin đại chúng.

c) Đối với câu 3: Thí sinh cần nắm chắc kiến thức tổng hợp về văn học, kỹ năng làm bài nghị luận văn học. Ở phần này, đề thi thường kiểm tra kiến thức của học sinh qua 3 kỹ năng cơ bản: kỹ năng đọc hiểu tác phẩm; kỹ năng phân tích tác phẩm; kỹ năng khái quát tổng hợp. Đề thi thường tập trung so sánh sự tương đồng - khác biệt giữa hai đoạn thơ, hai đoạn văn, nhân vật - nhân vật, chi tiết nghệ thuật thể hiện quan niệm nghệ thuật, tư tưởng của tác giả, chủ đề... của tác phẩm; hay phân tích tác phẩm, một yếu tố trong tác phẩm để làm rõ cho một ý kiến, một quan niệm... bàn về văn học. Vì vậy, các em cần nắm vững nội dung trọng tâm của từng tác phẩm, liên hệ so sánh để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt với các tác phẩm cùng thể loại, hiểu rõ giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật trong từng chi tiết tiêu biểu..., có kiến thức cơ bản về lý luận văn học, biết cách lý giải, phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề. Thí sinh nên lập dàn ý sơ lược các luận điểm chính để tránh sót ý khi làm bài. Bài làm có hình thức đẹp, rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, cảm xúc, nắm chắc kiến thức... sẽ được người chấm đánh giá cao.

Các bạn nên tập trung vào các nhóm tác phẩm sau đây:
5.1 Nhóm các tác phẩm thể hiện đề tài và cảm hứng về đất nước: Tuyên ngôn độc lập, Tiếng hát con tàu, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, trích đoạn Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm…
5.2 Nhóm các tác phẩm thể hiện đề tài và cảm hứng về nhân dân: Tuyên ngôn độc lập, Việt Bắc, Tiếng hát con tàu, trích đoạn Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm…
5.3 Nhóm các tác phẩm thể hiện cảm hứng nhân đạo: Hai đứa trẻ, Chí Phèo, Đời thừa, Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt
5.4 Nhóm các tác phẩm thể hiện cảm hứng nhân văn: Chữ người tử tù, Người lái đò sông Đà…
5.5 Nhóm các tác phẩm thể hiện đề tài và cảm hứng về người lính: Tây Tiến, Rừng xà nu, Những đứa con trong gia đình…
Cần lưu ý là nhóm các tác phẩm này thường thể hiện rất nổi bật cảm hứng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa yêu nước, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
5.6 Nhóm các tác phẩm thể hiện đề tài và cảm hứng về thân phận, khát vọng và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ: Đời thừa, Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Sóng…
5.7 Nhóm các tác phẩm thể hiện nỗi nhớ và thái độ ân tình ân nghĩa với quá khứ: Tây Tiến, Bên kia sông Đuống, Việt Bắc, Tiếng hát con tàu, Đất nước của Nguyễn Đình Thi.
5.9 Nhóm các tác phẩm thể hiện sức mạnh của tiếng cười châm biếm trào phúng: Vi hành và trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia.
5.10 Nhóm các tác phẩm thể hiện tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn: Đời thừa, Tiếng hát con tàu, Vũ Như Tô, Chiếc thuyền ngoài xa…
5.11 Nhóm các tác phẩm xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo, giàu ý nghĩa: Chữ người tử tù, Vi hành, Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa…
5.12 Nhóm các tác phẩm thể hiện đề tài và cảm hứng về Tây Bắc: Tây Tiến, Vợ chồng A Phủ, Tiếng hát con tàu, Mùa lạc, Người lái đò sông Đà…
5.13 Nhóm các tác phẩm thể hiện tâm trạng và khát vọng của cái Tôi Thơ Mới: Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ dạ,
Sau khi tập hợp các tác phẩm thành từng nhóm, cần phải phát hiện được:
- Những nét độc đáo của tác phẩm này so với tác phẩm khác.
- Những nét chung của tác phẩm trong nhóm.
9) Không nên viết nháp khi làm bài thi môn văn.
Vì nếu như vậy sẽ rất mất thời gian và gây lúng túng, các bạn nên đọc đề một lượt, gạch ra nháp tất cả các ý cần triển khai của từng câu rồi làm bài chính thức, nếu có thể các bạn nên làm thứ tự từng câu đúng như đề ra, như vậy sẽ đảm bảo tính hệ thống và gây thiện cảm cho người chấm thi, và tuyệt đối không được bỏ sót câu nào vì như vậy các bạn sẽ bị điểm trừ khá nhiều đấy.
Và điều quan trọng cần lưu ý là đối với mỗi câu hỏi trong đề thi khi triển khai làm bài, dù là câu hỏi dạng nào, các bạn cũng phải có mở bài, kết bài (ngắn gọn đối với những câu hỏi mang tính chất trả lời kiến thức), không được gạch ngang đầu dòng mỗi ý mà nên sử dụng từ nối giúp bài văn mạch lạc, hệ thống, đây chính là kỹ năng thể hiện tính chuyên nghiệp khi làm bài của các bạn và là yếu tố giúp các bạn có thêm điểm cộng đấy.
Đối với môn văn, không dễ gì để các bạn có điểm số cao hay tuyệt đối, chính vì vậy trong quá trình làm bài hãy “nhặt nhạnh” cho mình những điểm cộng và hạn chế những điểm trừ dù là nhỏ nhất nhé.

10) Hãy viết đẹp, viết dài nếu có thể.

Đây cũng là một bí quyết quan trọng, đối với bài thi môn văn, các bạn cần triển khai đủ ý để nêu bật nội dung cần phân tích, tuy nhiên, phải cố gắng viết rõ ràng, chữ đẹp càng tốt và viết dài nếu có thể, đối với bài thi môn văn 180 phút ít nhất các bạn phải viết được 10 trang giấy, vì như thế sẽ gây ấn tượng ban đầu cho người chấm bài thi và các bạn biết rồi đấy “ấn tượng bạn đầu là rất quan trọng”
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013
no image

Tài Liệu môn văn - Văn học Trong nước và Văn Học Nước ngoài

Tài Liệu môn văn - Văn học Trong nước và Văn Học Nước ngoài ( Rất đầy đủ)



Tải về : Tài Liệu môn văn - Văn học Trong nước và Văn Học Nước ngoài 


Gồm các bài học.

CÂU HỎI 2 ĐIỂM - Gợi ý
ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC - Gợi ý.

Ví dụ bài : TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
                                              Hồ Chí Minh

CÂU HỎI 2 ĐIỂM

Câu hỏi:
    Anh/ chị hãy trình bày quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh
Câu hỏi:
  Anh/ chị hãy trình bày phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh
Câu hỏi:
    Những đặc điểm cơ bản về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh?
Câu hỏi:
Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “Tuyên  ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh?
----- còn tiếp -----

ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
Đề 1:
         Anh (chị) hãy phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

Đề 2: Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà  Hồ
Chí Minh viết :
         “Hỡi đồng bào cả nước ,
          “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những  quyền
không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do
và quyền mưu cầu hạnh phúc” .
          Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra,
câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng
có quyền sống , quyền sung sướng và quyền tự do .
       Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói :
         “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và
bình đẳng về quyền lợi” .
           Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”  .
                                                  (Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh )
           Anh ( chị ) hãy phân tích giá trị nổi bật của đoạn văn trên ở hai phương diện nội
dung tư tưởng và nghệ thuật lập luận .
 (còn tiếp )



Tài Liệu Môn Văn - Nghị Luận Xã Hội - Hay

Tài Liệu Môn Văn - Nghị Luận Xã Hội - Hay

Tài Liệu Môn Văn - Nghị Luận Xã Hội - Hay




Tải về : Nghị luận xã hội hay



Tài Liệu Môn Văn - Nghị Luận Xã Hội
                                                             NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 

Học sinh làm một bài văn ngắn (khoảng 400 từ - khoảng hai trang giấy thi) bàn về một tư tưởng
đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống
2. Tuy điều kiện thời gian làm bài rất eo hẹp nhưng học sinh cũng cần phải đảm bảo cấu trúc
một bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh. Cụ thể:
- Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có
sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải:
+ Sử dụng những từ ngữ, những câu văn… để chuyển ý.
+ Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn trước
đó và mở ra ý mới trong đoạn văn).

II. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG, VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN

III. ĐỊNH HƯỚNG DÀN Ý CHUNG

SƠ ĐỒ HÓA DÀN Ý
 IV. THỰC HÀNH MỘT SỐ ĐỀ BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

Các đề bài :

Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói:
“Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.

Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau:
    “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ
quý giá khác nữa” (Sách Dám thành công)
 ....... còn rất nhiều .....
( Tải về để xem tất cả )





Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013
Kinh nghiệm đi thi

Kinh nghiệm đi thi



2 NGUYÊN TẮC CHUNG:
*MỘT LÀ: KHỎE THỂ CHẤT. Những ngày thi là những ngày bạn phải ở đỉnh cao phong độ của sức khỏe.
*HAI LÀ: KHỎE TINH THẦN. Phải tự tin thì mới làm bài tốt.

5 TÌNH HUỐNG TRỚ TRÊU TRONG PHÒNG THI:
MỘT: HỒI HỘP
HAI: GẶP ĐỀ KHÓ - MẤT TINH THẦN CHIẾN ĐẤU
BA: NỖI LO TỪ GIÁM THỊ
BỐN: RẮC RỐI TỪ THÍ SINH CÙNG PHÒNG
NĂM: MÔN ĐẦU TIÊN LÀM TỆ, NẢN MẤY MÔN SAU